Cây cúc tần Ấn Độ là một giải pháp mới mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn. Để xua tan đi những nắng nóng của thời tiết. Nắng nóng gay gắt luôn luôn mang đến cảm giác khó chịu đối với nhiều người. Hơn thế nữa, giữa điều kiện kinh tế như hiện nay, không phải gia đình nào cũng có thể sử dụng máy điều hòa liên tục. Đặc biệt, loại thiết bị này còn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng.
Cây cúc tần Ấn Độ và những đặc điểm không đụng hàng
Cây cúc tần Ấn Độ thuộc họ dây leo. Tuy nhiên, nếu được trồng lâu năm, chúng sẽ hóa thành thân gỗ với độ dài khoảng từ 3 đến tận 20 mét. Loài cây này có thể sống lâu năm và mang đến sự xanh tươi trong mọi mùa suốt năm.
Cây cúc tần họ Ấn Độ còn được biết đến với những cái tên gọi khác là cây mành trúc, cây đọi tên hay cây bạc đầu. Được sinh ra từ vùng đất xa xôi, chúng còn có một cái tên khoa học là Vernonia Elliptica.
Khi mới sinh trưởng, thân cây của loài dây leo này thường có màu xanh. Khi về già, chúng lại chuyển sang màu nâu với nhiều cành và nhánh. Tuy nhiên, thân cây lại khá mềm mại, không có rễ phụ nên hạn chế khả năng làm bẩn tường. Hơn thế nữa, chúng lại rất dễ uốn, hoàn toàn có thể leo lên cao hoặc rủ xuống. Đặc biệt, lá cây mọc trên cuống ngắn nên rất ít khi bị rụng.
Cách trồng cây cúc tần Ấn Độ
Đây không chỉ là loài cây mạnh mẽ mà còn có khả năng chịu hạn, chịu nóng, chịu úng cao. Chính vì vậy, cách trồng cây cúc tần Ấn Độ khá đơn giản và dễ dàng. Chúng không kén đất, có thể sống trong mọi điều kiện môi trường. Tuy nhiên, với độ phủ thân, cành, lá sum sê như thế, loài dây leo này lại đòi hỏi nhu cầu nước khá cao và thường xuyên. Ngoài ra, nếu muốn giàn cây xanh trước nhà được phát triển tốt nhất, chúng ta cũng nên bón phân theo chu kỳ hàng tháng hoặc 2-3 tháng/ lần.
Khám phá tác dụng cây cúc tần Ấn Độ
Cây cúc tần Ấn Độ thường đặc biệt được ưa chuộng trồng trên các khu vực như ban công, sân thượng của nhà cao tầng,… Tác dụng “lợi hại” của chúng không chỉ dừng ở giá trị mỹ quan, tôn thêm vẻ lãng mạn mà còn là giải pháp chống nóng, chống rét hiệu quả đầy kinh tế. Đặc biệt, nguồn chi phí cho chúng lại rất thấp với con số gần như bằng 0. Bởi lẽ, cách trồng lẫn chăm sóc cho loài cây này cực kỳ đơn giản, không mất nhiều thời gian. Chúng cũng không đòi hỏi người trồng phải bắt giàn và rất dễ dàng tạo dáng, khá vệ sinh.
Ngoài ra, cây cúc tần còn được ví như một tấm mành thiên nhiên. Những dây leo của chúng khéo léo tạo ra một vùng khí hậu riêng biệt. Chúng sẽ giúp môi trường bên trong không phải chịu tác dụng của thời tiết bên ngoài, làm sạch không khí và bảo vệ sức khỏe mọi thành viên trong gia đình.
Bên cạnh đó, loài dây leo từ vùng đất Ấn Độ còn có thể trở thành những chiếc cổng xanh mướt quanh năm nếu biết cách tạo hình khéo léo. Tại các quán cafe, nhà hàng, chúng chính là khu vực tiểu cảnh thu hút được nhiều sự chú ý của mọi ánh mắt.
Cây cúc tần Ấn Độ thường nhận được nhiều sự ưa chuộng bởi đa tác dụng. Mặc dù rất nhẹ nhàng, uyển chuyển, thế nhưng, loài dây leo này lại tạo nên một bản sắc rất riêng, đầy cá tính cho chính mình. Cây cảnh Sa Đéc hiện đang trưng bày rất nhiều gốc cây cúc tần. Hãy đến để cùng thưởng ngoạn và chọn lựa với chúng tôi nhé!